Xử lý nợ xấu là gì?
Xử lý nợ xấu là một quy trình được chuyển qua nhiều bộ phận khác nhau để đảm bảo thu hồi nợ cho TCTD.
Quy trình xử lý nợ xấu tại Công Ty Tài Chính
- Nhắc nợ qua Điện Thoại.
- Nếu nợ vẫn chưa được thanh toán nhắc nợ qua điện thoại với tần suất cao hơn.
- Gọi người thân/bạn bè/đồng nghiệp tham chiếu để nhắc khách hàng thanh toán.
- Chuyển qua bộ phận pháp lý xử lý nợ.
- Quyết định bán nợ cho Công Ty thu nợ hoặc ủy quyền thu nợ.
- Công Ty Thu Nợ tiếp tục gọi điện thoại nhắc nợ.
- Gọi người thân nhắc nợ.
- Khủng bố khách hàng bằng điện thoại và tin nhắn.
- Bôi nhọ khách hàng qua Mạng Xã Hội.
- Xuống nhà, Công Ty thu nợ.
- Quyết định thưa kiện ra tòa án cấp Quận.
- Thi hành án dân sự.
- Chuyển hồ sơ qua tòa án Cấp Quận kiện khách hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nếu có).
Đây là 13 bước xử lý nợ xấu của những khoản vay tín chấp tại các TCTD được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Chúng ta sẽ đi qua từng bộ phận để nắm được quy luật của nó mà tránh nhé.
Các bộ phận chính xử lý nợ xấu
13 bước này Tôi sẽ phân ra làm những giai đoạn sau:
- Xử lý nợ tại TCTD.
- Xử lý nợ khi đã bán nợ cho Công Ty Thu Nợ hoặc ủy quyền thu nợ.
- Khởi kiện.
Xử lý nợ tại TCTD
Nhắc nợ qua điện thoại
Đây là bước thu nợ nhẹ nhàng nhất dành cho khách hàng có những khoản vay tiền mặt, nhắc nợ qua điện thoại sẽ nhắc những khoản thanh toán sắp đến hạn hoặc quá hạn tối đa 5 ngày.
Bước này khách hàng có thể bị phiền, hoặc tức đỏ mặt vì chưa tới ngày đã nhắc, nhưng chỉ cần chốt ngày đóng tiền thì mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp.
Nhắc nợ qua điện thoại với tần suất dầy đặc
Một khi ở bước này rồi thì chắc chắn khoản vay đã chậm gần 10 ngày, TCTD không muốn nhảy nhóm nợ để trích lập Quỹ Dự Phòng Rủi Ro theo quy định NHNN, do đó sẽ gọi liên tục để khách hàng đóng tiền.
Nếu vẫn không thanh toán sẽ tiếp tục
Đòi nợ người nhà, số tham chiếu
Khi khách hàng vay tiền sẽ cho ít nhất 2 số tham chiếu là người thân và bạn bè, đồng nghiệp.
Nếu khách hàng không đóng tiền thì 2 số tham chiếu này cũng bị vạ lây. Chỉ có mà nghe điện thoại miết thôi.
Xuống tận nhà, Cơ Quan nơi Kinh Doanh để đòi nợ
Mục đích xuống nhà đòi nợ là:
- Phải thu được nợ.
- Xác định xem khách hàng có còn ở đó không.
- La cà thăm dò tình hình (hỏi thăm người nhà có khó khăn gì không, hàng xóm, bà bán nước…).
- Rùm beng cho cả xóm biết đang nợ Ngân Hàng làm cho khách xấu hổ.
Xuống tận Công Ty, chỗ kinh doanh đòi nợ
Thì mục đích cũng giống như xuống nhà đòi nợ thôi.
Nếu vẫn không thu nợ được hoặc khách hàng đã chuyển địa chỉ cư trú, kinh doanh. Thì hồ sơ sẽ tiếp tục chuyển lên cấp cao hơn.
Chuyển hồ sơ nợ xấu qua bộ phận pháp lý xử lý nợ xấu
Bộ phận này cực kỳ quan trọng, nó là bộ phận đảm bảo quyền lợi của TCTD khi hồ sơ nợ xấu qua đây thì nó sẽ có trách nhiệm:
Kiểm tra toàn bộ chứng từ khách hàng nộp trước khi vay có dấu hiệu chỉnh sửa hay giả mạo không.
Nếu có: khà khà khách hàng đang có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nó rất mê cái này, khởi kiện đi tù luôn tối đa 7 – 10 năm như chơi).
Nếu không: Nó sẽ định giá hồ sơ này có thể thu hồi vốn không nếu khả năng thấp thì chuyển qua Công Ty Thu Nợ hoặc Ủy Quyền Thu Nợ.
Quy trình xử lý hồ sơ nợ xấu Công Ty Thu Hồi Nợ – Ủy Quyền Thu Nợ khó đòi
Thu nợ qua điện thoại của Công Ty Thu Nợ
Nhẹ nhàng trước – Sau gắt.
Gắt vẫn không thanh toán nó sẽ bôi nhọ bạn qua Mạng Xã Hội.
Lấy hình chân dung Bạn comment 1 ngày tầm 10 bài viết trên MXH tag hết list Bạn Bè khách hàng vô.
Nó làm cho khách hàng khó chịu, nóng mặt, xấu hổ thì nó đã đạt được mục đích rồi đó.
Công ty thu nợ xuống nhà đòi tiền
Đòi tiền kiểu Công Ty thì nó không nhẹ nhàng như TCTD đâu khách hàng.
Nó toàn dân đô con, xăm trổ và nói giọng miền Bắc là đa phần.
Chỉ một câu thôi “trả hay là không” để “Anh” còn biết đường tính toán.
Nếu nó xác định khách hàng có thể thu nợ được thì khỏi phải nói nữa, khủng bố từ sáng hôm nay cho tới sáng hôm sau.
Và tình trạng này nó cứ liên hoàn từ gọi điện thoại cho tới xuống nhà.
Bọn này dùng mọi thủ đoạn để có thể thu được tiền. Từ khủng bố, phá nát tinh thần khách hàng và gia đình cho tới bôi nhọ danh dự.
Vì sao nó lại làm gắt như vậy?
Vì Công Ty Thu Nợ sẽ hưởng hoa hồng trên những khoản thu về được.
Giá trị hoa hồng 4 – 50% quá trời hấp dẫn thì sao mà nó không đòi được, chẳng khác nào nó đang đòi tiền nó vậy.
Không một ngành nghề kinh doanh nào như thu hồi nợ, không bỏ vốn lợi nhuận siêu cao.
Một tháng chỉ cần đòi 1 khoản nợ xấu tầm 100 Tr VNĐ thì nó đủ chỉ tiêu.
Nếu 1 2 tháng trời ròng rã đòi nợ không được nữa thì hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận KHỞI KIỆN
Khởi kiện hồ sơ nợ xấu
Đôi khi tờ thông báo của Tòa Án cấp Quận được bọn thu hồi nợ in mộc màu để khè khách hàng.
Đôi khi không phải vậy nha, là thật đó.
Và hồ sơ được Tòa Án Cấp Quận đưa ra phán quyết là Anh B phải thanh toán gốc lãi cho bên A là bao nhiêu đó đó, rồi chuyển qua Thi Hành Án Dân Sự.
Tòa ra phán quyết trả nợ nhưng vẫn không trả
Đâu phải ai cũng có tiền trả liền đâu.
Cầu cưa với Thi Hành Án, ờ ờ thu nhập tôi vậy nè, chi phí vợ con tiền nhà, tiền gạo đủ thứ tiền học..v..v.
Mặc dù sẽ được hoãn trách nhiệm trả nợ một thời gian nhưng mà khách hàng cần phải hợp tác với Thi Hành Án.
Khi có văn bản của Tòa lên nói chuyện đàm đạo về khoản nợ phải trả làm ơn phải có mặt đúng giờ.
TCTD gọi điện nhắc nợ làm ơn nghe máy.
Vì sao?
Vì nó đang làm cho khách hàng một cảm giác muốn trốn tránh trách nhiệm trả nợ.
Ủa vậy nó muốn mình trốn tránh tránh nhiệm làm cái gì?
Để thưa kiện lần 2, và lần này nặng hơn lần 1 là trốn tránh trách nhiệm có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.
Và lần này là thưa kiện hình sự chứ không còn là Dân Sự nữa nha.
Anh/chị nhớ lưu ý.
Nợ xấu bị khởi kiện ra tòa thì có làm sao không?
Có rất nhiều khách hàng cứ mơ mơ màng màng vịn vào lãi suất cho vay cao nhất theo quy định của NHNN là bao nhiêu?
Lãi suất cho vay của NHNN ban hành không được quá 20%/năm. Nhưng mà anh/chị có vịn vào đó để trốn tránh trách nhiệm được không?
Câu trả lời là còn lâu mới được, tới mùa lá thu rụng cũng không trốn được.
Vì bọn pháp lý TCTD nó rất rành về luật rồi, bây giờ khách hàng vịn vào lãi suất tối đa cho phép để trốn tránh là không tài nào được.
Nên nhớ sẽ có một Em giọng nhỏ nhẹ yêu cầu anh/chị viết cam kết này nọ, nợ bao nhiêu, lãi bao nhiêu rồi ký tên để Em trình giảm lãi phạt này nọ.
Khi đó nó sẽ giảm đúng lãi suất 20%/năm cho anh/chị không bớt không thêm.
Thế là cầm cái giấy mà anh/chị Cam Kết Miễn Giảm Lãi mà thưa kiện thì làm gì anh/chị còn cái gì mà nói được,
Do đó, không nên nắm cái lãi suất mà đi đoi co với tụi nó.
Vay mà không trả một phần cực lớn sai là ở khách hàng rồi.
Chúng ta không thể trốn tránh mãi được, cách đơn giản và khả thi nhất là trả làm sao hết nợ và trả như thế nào, xin giảm được bao nhiêu càng nhiều càng tốt thôi.
Bài viết chia sẻ thông tin của Tôi xin tạm dừng tại đây.
Cám ơn khách hàng đã theo dõi bài viết.
Xin chào và hẹn gặp lại!
Nội dung được biên soạn bởi Vayngay.org