Công cụ tính lãi suất vay tín chấp
Kết quả
0,00 (%/tháng)
Lãi suất cố định ban đầu
(VNĐ) 0,00
Thanh toán hàng tháng
(VNĐ) 0,00
Tổng tiền lãi
(VNĐ) 0,00
Tổng cộng
Công cụ tính lãi suất vay tín chấp
Công cụ tính lãi suất vay tín chấp tại Vayngay.org là một công cụ để tính toán lãi suất và số tiền thanh toán hàng tháng của những khoản vay tín chấp với độ chính xác nhất hiện nay.
Vì sao công cụ tính lãi suất của chúng tôi lại chính xác nhất?
Vì hiện tại chúng tôi sử dụng Công Thức Chung của Ngân Hàng tạo nên phần mềm tính toán lãi suất nên độ chính xác ra số tiền hàng tháng là một.
Hướng dẫn sử dụng Công cụ tính lãi suất vay tín chấp
Bước 1:
- Nhập số tiền vay.
Bước 2:
- Nhập lãi suất (dư nợ giảm dần).
Trường hợp anh/chị không biết dư nợ giảm dần là bảo nhiêu, thì lấy lãi suất dư nợ cố định ban đầu x 1.79 (lần) sẽ ra lãi suất theo dư nợ giảm dần.
Ví dụ: Lãi suất cố định là 1.5%/tháng thì anh/chị bấm máy tính.
- 1.5% x 1.79 x 12 (tháng) = Lãi suất giảm dần.
Bước 3:
- Nhập thời gian vay của anh/chị.
Bước 4:
Nhấp chuột vào trường kết quả.
Sau khi anh/chị hoàn tất 4 bước này thì hệ thống của chúng tôi sẽ trả về những trường kết quả như sau:
Trường Lãi suất cố định ban đầu
Là lãi suất phẳng mà anh/chị trả trong suốt thời gian vay.
Trường thanh toán hàng tháng
Số tiền mà anh/chị phải thanh toán hàng tháng cho TCTD.
Tổng Tiền Lãi
Tổng số tiền lãi trong suốt thời gian vay mà anh/chị phải trả cho TCTD dự định sẽ vay.
Tổng Cộng
Là Tổng số tiền mà anh/chị phải trả cho TCTD trong suốt thời gian vay dự kiến này.
Lưu ý: trường này chỉ chính xác khi anh/chị vay và trả nợ đúng thời hạn theo Hợp Đồng Vay nha.
Lãi suất cố định là gì?
Lãi suất cố định là phần trăm chi phí lãi vay mà anh/chị phải trả cho TCTD trong suốt thời gian vay, và tỷ lệ phần trăm và số tiền lãi hàng tháng được tính dựa vào số tiền vay ban đầu.
Ví dụ: vay 100 trđ, lãi suất cố định ban đầu là 1.5%/tháng thì mỗi tháng anh/chị trả lãi là 1tr5 VNĐ trong suốt quá trình vay.
Tại sao lại có lãi suất cố định ban đầu trong khi hợp đồng là lãi suất giảm dần?
Đây hoàn toàn được hình thành từ quan điểm “tư vấn”
- Nếu tư vấn lãi suất giảm dần thì khách hàng sẽ nghĩ cao hơn nhiều so với lãi suất cố định (vì chênh lệch gần gấp đôi, cụ thể là 1.79 lần).
- Tư vấn số tiền phải trả hàng tháng khi đó không có công cụ tính lãi suất do đó, cần có một công thức tính nhanh cho khách hàng.
Và lãi suất cố định ban đầu còn có tên gọi là lãi suất phẳng.
Lãi suất cố định ban đầu tốt hơn so với lãi suất giảm dần hay không?
Trên mạng luôn dễ tìm kiếm những nội dung ưu và nhược điểm của lãi suất cố định.
Nhưng Tôi cam kết 100% Hợp Đồng Tín Dụng tất cả đều theo qui định NHNN là lãi suất giảm dần.
Thì làm gì có Ưu và Nhược điểm ở đây. Tất cả thông tin này đều là lá cải, chẳng biết gì về luật.
Lãi suất giảm dần là gì?
Lãi suất giảm dần là được gọi tắt, đầy đủ nhất của nó là “lãi suất theo dư nợ thực tế” mà dư nợ thực tế sẽ giảm dần theo kỳ hạn mà anh/chị đã trả nên gọi tắt chung là lãi suất giảm dần.
Như hình tôi ví dụ có thể thấy được lịch trả nợ theo lãi suất giảm dần thì những tháng đầu tiên tiền lãi trả rất nhiều mà gốc lại trả ít nhất.
Nếu như anh/chị vay tiền ngân hàng mà tất toán khoản vay trong 1 2 tháng đầu tiên thì đó là một thảm họa.
Tại sao tất toán khoản vay lại trả số tiền lớn hơn lúc đi vay?
Khi vay thì không nhận đủ 50trđ vì phí bảo hiểm khoản vay. Khi tất toán thì trả lại hơn 50 trđ vì phí phạt + những thứ linh tinh.
Quả thật bất công phải không nào.
Nhưng vì Ngân Hàng và Công Ty Tài Chính là Tổ Chức kinh doanh tiền, tất toán thì không có kinh doanh là một.
Thứ 2: anh/chị vi phạm hợp đồng trả tiền trước hạn.
Thứ 3: TCTD phải thu về những khoản chi phí vận hành như: nhân viên thẩm định, bonus sale v.v…
Nên số tiền trả lại sẽ cao là cũng hợp lý.
Như vậy, Tôi đã hướng dẫn sử dụng Công Cụ tính lãi suất vay tín chấp và giải thích luôn lãi suất cố định và lãi suất giảm dần là gì rồi nha.
Bài viết của chúng tôi xin tạm dừng tại đây.
Nếu anh/chị có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi gì liên quan đến bài viết này hãy gọi HOTLINE hoặc ĐĂNG KÝ chúng tôi sẽ tư vấn tận tình.
Xin chào và hẹn gặp lại tất cả anh/chị ở bài viết tiếp theo!